Phương pháp ôn luyện và làm bài thi Vstep

Phương pháp hoàn thành bài thi Nghe – Vstep B1:

  • Nghe những chủ đề thường gặp trong cuộc sống, ghi chép những từ vựng mình không nghe rõ, nghe hiểu và tra lại từ điển.
  • Với dạng bài trắc nghiệm chọn đáp án đúng, người học cần gạch chân những từ khóa của đáp án cũng như từ để hỏi trong câu hỏi.
  • Với dạng bài hội thoại, người ôn luyện cần xác định những người tham gia hội thoại, đọc lướt và khoanh tròn các từ khóa trước khi bài nghe bắt đầu.
  • Dạng bài talks/ lectures có đáp án dài hơn, thí sinh nên đọc lướt để nắm nội dung chính, tránh dừng lại quá lâu ở một câu.
  • Sau khi hoàn thành, người học nên đối chiếu đáp án và xem lại những câu làm sai, đồng thời ghi chép những từ vựng thường xuất hiện trong bài.

Phương pháp hoàn thành bài thi Đọc – Vstep B1:

  • Để làm dạng bài tìm main idea, thí sinh nên đọc lướt phần đầuphần cuối của đoạn văn để tìm câu chủ đề. Nếu nội dung trái ngược sau, hãy đọc kỹ cả bài, đồng thời chú ý đến các từ nối.
  • Với dạng câu hỏi tìm từ/cụm từ chỉ một nội dung trong bài đọc, thí sinh cần đọc cả câu có chứa từ được hỏi và những câu lân cận để tìm được đối tượng đang được nhắc tới.
  • Để trả lời câu hỏi Text-Completion, người học cần phân tích cấu trúc, chủ ngữ, từ nối trong câu để chọn được đáp án phù hợp.
  • Luyện tập đọc các đoạn văn ngắn, sách báo về các chủ đề đời sống, xã hội.
  • Luyện kỹ năng đọc lướt để hiểu ý chính và đọc kỹ để tìm kiếm thông tin.
  • Tra cứu từ mới và các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, collocation với cụm từ ấy để nâng cao vốn từ vựng.

Phương pháp hoàn thành bài thi Viết – Vstep B1:

  • Với dạng bài viết thư, thí sinh cần đảm bảo bố cục gồm lời chào, mở bài, thân bài, kết luận, kết thư. Tùy vào dạng bài, thí sinh cần sử dụng từ vựng phù hợp với các mục đích như thư mời, xin lỗi, cảm ơn, yêu cầu.
  • Để làm tốt bài viết luận, thí sinh nên tập trung vào 3 dạng là bài luận nêu quan điểm; phân tích ưu điểm, nhược điểm; vấn đề – giải pháp.
  • Luyện tập viết mỗi ngày, áp dụng những từ và cấu trúc câu đã học trong khi ôn luyện.
  • Lập dàn ý trước khi viết bài để tránh bỏ sót các ý.
  • Kiểm tra lại bài sau khi viết xong để kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp.

Phương pháp hoàn thành bài thi Nói – Vstep B1:

  • Luyện nói về các chủ đề đơn giản trong cuộc sống.
  • Trước khi trả lời câu hỏi, người học nên lập sẵn ý và ghi chú những từ vựng, cấu trúc sẽ cần sử dụng.
  • Ghi âm lại bài nói của mình và nghe lại để kiểm tra độ rõ ràng, mạch lạc, xác định các lỗi phát âm.
  • Với phần thi tương tác xã hội, người học cần sử dụng linh hoạt các từ nối và từ đồng nghĩa. Ngoài ra, có thể sử dụng câu phức và phối hợp các thì để bài phong phú hơn.
  • Với phần đưa ra giải pháp, người học cần liệt kê được những lý do, ưu điểm cho giải pháp mà mình chọn, đồng thời nêu một số nhược điểm của các giải pháp còn lại.
  • Với phần phát triển chủ đề, đầu tiên người học nên giới thiệu lại chủ đề đã cho nhưng dùng một cách diễn đạt khác. Các ý trong bài nên được phân chia rõ ràng, có từ nối và ví dụ minh họa. Cuối cùng ở phần kết bài, người học nên tóm tắt lại chủ đề ấy.

MỘT VÀI LƯU Ý:

Bài thi Vstep là bài thi chứng chỉ tiếng Anh A2, B1, B2, C1 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam do các trường ủy quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp. Trong đó, có 2 dạng bài thi là bài thi Vstep Bậc 2 (A2) và bài thi Vstep Bậc 3 – 5 (B1, B2, C1).

  • Bài thi Vstep Bậc 2 bao gồm 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết, thuộc trình độ tiếng Anh sơ cấp. Thí sinh có thể tham khảo bài viết về cấu trúc bài thi A2 Vstep để nắm rõ định nghĩa, cấu trúc và những thông tin về kỳ thi Vstep A2.
  • Bài thi Vstep Bậc 3 – 5 gồm 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết, thuộc trình độ tiếng Anh trung cấp. Cấu trúc đề thi Vstep Bậc 3 – 5 thi chung một bài thi, đạt được bao nhiêu điểm sẽ quy đổi ra trình độ tương ứng.